Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực tập trung chim hoang dã, di cư và các loài chim đặc hữu của thế giới, tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước. Chuẩn bị đến mùa chim di cư từ tháng 9 đến tháng 4 hàng năm và hưởng ứng Ngày quốc tế về chim di cư ngày 14 tháng 10 năm 2023, Chi cục Kiểm lâm đã triển khai đến toàn lực lượng tăng cường các biện pháp bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luật; không mua các cá thể chim để phóng sinh vì đây là hành vi tiếp tay cho các hoạt động săn, bẫy chim hoang dã trái phép.
Kiểm lâm địa bàn kiểm tra thường xuyên các khu vực hay bày bán chim hoang dã, các khu vực trọng điểm, đầu nậu về săn, bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện. Vừa qua, Hạt Kiểm lâm Buôn Ma Thuột – Krông Pắk đã tịch thu nhiều cá thể chim hoang dã được bày bán trái phép trên địa bàn, và thả về tự nhiên.
Tang vật thu được trong đợt đi tuyên truyền, kiểm tra.
Đồng thời, Hạt kiểm lâm đã tuyên truyền vận động và cho người dân ký cam kết không tái phạm các hành vi bẫy, bắt, buôn bán các loài chim hoang dã.
Bản cam kết của người dân.
Trong thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tiếp tục triển khai tăng cường thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 9046/UBND-NNMT ngày 17/10/2023, trong đó cần tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm:
- Tiếp tục triển khai cho các đội kiểm lâm cơ động và PCCCR; Hạt Kiểm lâm cấp huyện phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật trên địa bàn tăng cường quản lý, bảo vệ động vật hoang dã từ tự nhiên, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, bẫy, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; tổ chức triệt phá dứt điểm các khu chợ, tụ điểm buôn bán các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luật trên địa bàn; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của nhà nước về săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ các loài động vật hoang dã và sản phẩm, dẫn xuất của chúng.
- Tiếp tục chỉ đạo cán bộ, công chức, người lao động và tuyên truyền đến người dân không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luật; không mua các cá thể chim để phóng sinh vì đây là hành vi tiếp tay cho các hoạt động săn, bẫy chim hoang dã trái phép.
- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra thường xuyên các nhà hàng, cơ sở kinh doanh, chợ chim hoang dã, các khu vực trọng điểm, đầu nậu về săn, bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư; xử lý nghiêm các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh có nguồn gốc từ chim hoang dã, di cư.
Với sự quyết liệt vào cuộc của các ngành chức năng và sự hưởng ứng của người dân, Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk tin tưởng rằng các loài chim hoang dã trên địa bàn tỉnh ngày càng được bảo tồn bền vững.
Nguyễn Hào Hoa- Phòng QLBVR & BTTN.