Chủ nhật, ngày 19 tháng 05 năm 2024
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 02/08/2023

Sở Nông nghiệp và PTNT làm việc với Tổ chức Động vật châu Á

Sáng 01/8/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có buổi làm việc với Tổ chức Động vật châu Á (AFF) về tiến độ thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh.

dongvat 1
 Toàn cảnh buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Hoài Dương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; ông Tuấn Bendisxen, Trưởng đại diện AAF tại Việt Nam và các đơn vị liên quan trực thuộc Sở, thành viên đoàn AAF tại Việt Nam.

Dự án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2486/QĐ-UBND ngày 10/11/2022 do tổ chức Animals Asia Foundation (AAF, Hồng Kông -Trung Quốc) tài trợ. Tổng giá trị khoản viện trợ là 55 tỷ 452 triệu đồng, trong đó vốn viện trợ không hoàn lại là 50 tỷ 888 triệu đồng, vốn đối ứng từ nguồn ngân sách sự nghiệp được bố trí cho Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng hằng năm là 4 tỷ 564 triệu đồng. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2026. Địa điểm thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn gồm: Vườn quốc gia Yok Đôn; Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng; các công ty du lịch đang hoạt động trên địa bàn huyện; trên địa bàn huyện Lắk gồm: Ban Quản lý rừng lịch sử-văn hóa-môi trường Hồ Lắk.

dongvat2

Loại hình du lịch cưỡi Voi tại hồ Lắk

Dự án hướng đến kết quả chủ yếu là mô hình du lịch thân thiện với voi được thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn và huyện Lắk, thay thế hoàn toàn cho hình thức du lịch cưỡi voi; đàn voi nhà được bảo tồn, chăm sóc, bảo đảm phúc lợi, kéo dài tuổi thọ; chủ và nài voi được bù đắp nguồn thu nhập bị thiếu hụt do dừng phục vụ cưỡi voi; các trung tâm du lịch được hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình du lịch thân thiện với voi; thành lập hợp tác xã du lịch nhằm quản lý, vận hành mô hình du lịch thân thiện với voi tại huyện Lắk; hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ và bảo tồn loài voi được phổ biến lan tỏa hiệu quả cao tới các tầng lớp xã hội, cộng đồng…

dongvat3

Đoàn AFF tại Việt Nam

Tại buổi làm việc Đại diện AFF tại Việt Nam đã kiến nghị để triển khai một số nội dung như nhổ ngà cho voi Gold; phối hợp chăm sóc voi tại Trung tâm bảo tồn Voi, Cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng; thành lập Ban chỉ đạo quản lý dự án do dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt cuối năm 2022 nhưng chưa thành lập được Ban chỉ đạo để triển khai dự án; quy hoạch khu chăn thả voi ở huyện Lắk.

Đại diện AFF cho biết đề xuất phía Trung tâm bảo tồn Voi, Cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng phải có phương án cụ thể để gắn bó trách nhiệm giữa AFF với Trung tâm do phía AFF đưa ra nhiều đề xuất nhưng việc thực hiện thời gian qua chưa tốt, quá trình phối hợp giữa hai bên vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, giữa đội ngũ tư vấn kỹ thuật và đơn vị chăm sóc voi có một số kênh liên lạc, trao đổi trực tiếp các khuyến nghị với Trung tâm để có giải pháp kịp thời, hiệu quả.

Bên cạnh đó, một số khuyến nghị được AFF đưa ra như vật liệu xây dựng xung quanh khu chăm sóc voi cần được thu dọn gọn gàng; cung cấp thức ăn cho voi cần thực hiện triển khai đảm bảo; sửa chữa hệ thống cấp nước cho voi. AFF cũng đề xuất việc đi lại làm việc của các kỹ thuật với Trung tâm cần được tạo điều kiện thuận lợi hơn để kịp thời kiểm tra, khám chữa trị cho voi.

donfvat4

Đoàn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã có một số ý kiến liên quan đến đề xuất, kiến nghị của chuyên gia AFF: việc nhổ răng cho voi Gold là rất cần thiết vì tủy của ngà voi đã không thể tái tạo và việc chăm sóc hằng ngày không thể đảm bảo vệ sinh. Thời gian qua, Trung tâm đã mời các chuyên gia điều trị nhưng chưa khắc phục được; do đó, đề nghị AFF mời các chuyên gia có chuyên sâu về răng của voi để thực hiện đảm bảo thành công và sức khỏe của voi. Đối với vấn đề thành lập khu chăn thả voi ở huyện Lắk gặp nhiều vấn đề liên quan đến xung đột giữa voi và người, lợi ích của người dân làm nông nghiệp và voi. Bên cạnh đó là việc xâm lấn đến các vùng rừng được bảo vệ…

Phát biểu chỉ đạo, định hướng tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hoài Dương đề nghị Trung tâm bảo tồn Voi, Cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng triển khai các hoạt động theo đề xuất của dự án liên quan đến voi Gold; phối hợp với AFF trong quá trình làm việc để đảm bảo triển khai dự án thuận lợi. Vấn đề thành lập Ban chỉ đạo quản lý dự án thì Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Nội vụ triển khai. Đề nghị AFF sớm mời chuyên gia có chuyên sâu về răng của voi để khảo sát đánh giá và đưa ra giải pháp cho voi Gold theo hướng đảm bảo an toàn và sức khỏe tốt.

Đối với đề xuất của AFF về thành lập khu thả chăn thả voi thì trong thời gian qua các đơn vị liên quan đã có khảo sát, để tìm phương án; tuy nhiên, việc chọn địa điểm phải đảm bảo điều kiện về không gian nhưng phải đảm bảo quy định về khu dân cư, rừng. Do đó, AFF và một số đơn vị trực thuộc Sở cần có khảo sát cụ thể để đánh giá tình hình và đề xuất phương án tốt nhất đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, bảo vệ rừng và triển khai dự án theo đúng cam kết. Đồng chí Nguyễn Hoài Dương cũng giao Trung tâm bảo tồn Voi, Cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng phối hợp chặt chẽ với AFF, Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng lịch sử-văn hóa-môi trường Hồ Lắk trong quá trình triển khai thực hiện; những nội dung, hạng mục đang còn gặp khó khăn phải phối hợp khảo sát đầy đủ và báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để có chỉ đạo kịp thời. Ngoài các nội dung chính đã làm việc, đồng chí Nguyễn Hoài Dương cũng đề nghị AFF và một số đơn vị liên quan thuyết phục các chủ voi chuyển giao voi cho Trung tâm để việc chăm sóc tốt hơn từ nguồn kinh phí tài trợ của AFF.
                                                                                                                                         NGUON: CỔNG TTĐT SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang